Sau dịch COVID 19. Tiền Giang ấn tượng với vốn đầu tư FDI khủng nhất Đồng bằng Sông Cửu Long
Nhờ vị trí thuận lợi kết hợp với yếu tố “nhân hòa”, Tiền Giang đã gặt hái thành quả ấn tượng về thu hút đầu tư trong 5 năm qua
Là tỉnh thành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất ĐBSCL
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang, nhiệm kỳ 2016 - 2020, tỉnh đã thu hút được 122 dự án, với tổng vốn đầu tư 34.918 tỷ đồng (trong đó có 44 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, với tổng vốn đầu tư 18.853 tỷ đồng; 78 dự án vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 18.065 tỷ đồng), tăng 23 dự án, tăng 70% về vốn đầu tư so với giai đoạn 2011-2015. Riêng thu hút đầu tư nước ngoài gấp 2,5 lần so với giai đoạn trước, với 131 dự án FDI tính đến nay, trở thành tỉnh thu hút vốn FDI cao trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3 điểm trọng tâm tạo lợi thế cạnh tranh của Tiền Giang
Để đạt được kết quả thu hút đầu tư như trên, Tiền Giang đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp vừa mang tính bức thiết, vừa tạo nền tảng cho phát triển bền vững, trong đó tập trung vào 3 trọng tâm là: cơ sở hạ tầng; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nguồn nhân lực. Cụ thể,
Định hướng đến 2025: hút vốn 79.000 tỷ đồng
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chú trọng thu hút đầu tư các dự án chế biến nông sản, nhất là trái cây, để góp phần ổn định đầu ra và nâng cao giá trị của hàng hóa nông sản, trái cây - đây là loại cây chủ lực, thế mạnh của tỉnh. Tập trung thu hút, khai thác các khu đất đã giải phóng mặt bằng: khu 65 ha tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành; khu 200 ha tại thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước; khu 200 ha quy hoạch phát triển chăn nuôi tại xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước; khu 352 ha quy hoạch nuôi thủy sản tại xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông…
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch và có định hướng đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phát triển 2 vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước và Gò Công, với các dự án ưu tiên đầu tư: Khu công nghiệp Soài Rạp, Khu công nghiệp Bình Đông, Cụm công nghiệp Mỹ Lợi, Cụm công nghiệp Gia Thuận 2, Cụm công nghiệp Thạnh Tân...
- Trong lĩnh vực phát triển đô thị, tập trung thu hút đầu tư, phát triển các dự án khu nhà ở, khu đô thị mới tại thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công và huyện Châu Thành, Cái Bè…
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, tập trung huy động nguồn vốn tư nhân đầu tư phát triển chợ theo hướng xã hội hóa. Tại các đô thị, sẽ quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị. Tập trung phát triển khu dịch vụ giáo dục và đào tạo gắn kết với Trường đại học Tiền Giang, Khu dịch vụ y tế gắn kết với Bệnh viện Đa khoa tỉnh… Chuẩn bị các điều kiện để thu hút đầu tư phát triển du lịch gắn với 3 vùng sinh thái của tỉnh…